Lịch Chiếu Phim

5 năm trước, Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF đ&a cua nhầm bạn trai được chồng như ý

【cua nhầm bạn trai được chồng như ý】Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng”

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 1.

5 năm trước, Quỹ Đổi mới sáng tạo VINIF đã được thành lập trong bối cảnh thế nào?

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đội ngũ trí thức ở Việt Nam là điều mà tôi và rất nhiều bè bạn thường xuyên trăn trở. Sau một thời gian suy nghĩ, tôi nói với anh Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) về việc nên thành lập một quỹ hỗ trợ nghiên cứu, mà qua đó mình có thể chủ động tài trợ cho các nhà khoa học với các dự án sáng tạo. Đặc biệt là cho những người trẻ tuổi vừa từ nước ngoài về, tránh cho họ việc vì vẫn đang lúng túng về sinh kế mà dần buông rơi kiến thức. Quỹ sẽ tài trợ rất mạnh mẽ những dự án có ích cho xã hội, qua đó tôi hy vọng nhà khoa học có cơ hội cống hiến hết mình. Anh Vượng đồng ý lập quỹ, cùng với việc thành lập Viện Big Data.

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 2.

Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội rất tốt để tạo ra một mẫu hợp tác giữa doanh nghiệp và giới hàn lâm. Sự hợp tác này rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Nó mạnh mẽ và bền vững ở các nước phát triển. Ở Mỹ, trường đại học lớn nào cũng có rất nhiều phòng thí nghiệm hay ghế giáo sư được tài trợ bởi các nhà hảo tâm, bản thân ghế giáo sư của tôi ở Yale cũng vậy. Nhưng ở Việt Nam, việc các doanh nghiêp tư nhân tài trợ cho nghiên cứu khoa học vẫn chưa được phổ biến. Việc Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam đi đầu trong việc này hy vọng sẽ tạo hiệu ứng lan toả trong toàn xã hội. 

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 2.

Lễ ký kết tài trợ dự án nghiên cứu KH-CN năm 2020 của Quỹ VinIF

Đâu là điểm khác biệt của VINIF trong tương quan với các Quỹ hiện có ở Việt Nam để cùng góp thêm một cánh tay nối dài cho các nhà khoa học Việt?

Tôi không biết nhiều về các quỹ khác, nên không dám nói về điểm khác biệt. Nhưng tư tưởng chủ đạo của VINIF là làm sao tạo được một cơ chế làm việc hợp lý, minh bạch và văn minh. Qua môi trường này, chúng tôi mơ ước có thể truyền cảm hứng để tạo ra một lớp nhà khoa học trẻ có năng lực, trung thực và có trách nhiệm xã hội.

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 4.

Quỹ cố gắng giúp các nhà khoa học ưu tú những điều kiện tốt nhất, nhất là về tài chính, để họ có thể hoàn thành các mục đích của họ, và các điều kiện đó tới được họ với thủ tục hành chính đơn giản và đúng hạn. Với mức hỗ trợ tài chính cao hơn mặt bằng chung nhiều, Quỹ vẫn hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận. Các nhà khoa học làm chủ các thành tựu của họ, và chúng tôi tạo điều kiện giúp họ đăng ký các bằng phát minh ở nước ngoài để ghi dấu ấn cho nền khoa học Việt Nam.

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 3.

GS Vũ Hà Văn tại một buổi tọa đàm về nhân lực chất lượng cao khoa học dữ liệu

Hệ sinh thái mà VINIF theo đuổi là gì? Có sáng tạo nào trong cách vận hành để tương thích với cái gọi là "đặc thù Việt", so với cách vận hành các Quỹ tương tự khác trên thế giới?

Chúng tôi thành lập một câu lạc bộ những nhà khoa học trẻ đã được sự trợ giúp từ Quỹ (VINIF Alumni), với các hoạt động định kỳ. Các hoạt động này nhằm mục đích cung cấp thêm cho họ những kiến thức mà trong môi trường làm việc họ ít có cơ hội lĩnh hội, như kiến thức về quản trị kinh doanh, start-up, hay kiến thức lịch sử văn hoá, nhất là về lịch sử văn hoá Việt Nam. Câu lạc bộ VINIF Alumni đã có hơn 1000 thành viên trên khắp đất nước. Hy vọng là những nhà khoa học trẻ này sẽ phát triển toàn diện và trở thành những con người thực sự có ích, đóng vai trò dẫn dắt trong tương lai. Ngoài ra, việc kết nối những người tài năng trong một mạng lưới cũng giúp ích rất nhiều cho công việc của họ sau này.

Các quỹ khoa học khác trên thế giới, kể cả NSF (quỹ khoa học của Mỹ mà kinh phí lên đến hàng trăm tỷ USD/năm) cũng thường chỉ chú trọng việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khoa học chuyên ngành mà thôi.

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 4.

Lễ công bố học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước của VinIF năm 2020

NVCC

Định hướng phát triển của VINIF đã thay đổi linh hoạt thế nào để sát với tình hình thực tế của nền khoa học Việt Nam cũng như thế giới trong 5 năm qua?

Quỹ có nhiều chương trình riêng biệt, các chương trình này không ra đời cùng một lúc mà dần dần, theo nhu cầu của xã hội. 

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 7.

Tháng 1/2019, VINIF mở Chương trình tài trợ các Dự án KHCN để hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu mang tính mũi nhọn, vừa có giá trị khoa học cơ bản tốt, vừa mang tính ứng dụng để từ những kết quả đạt được có thể nâng tầm lên thành các sản phẩm thương mại, các công nghệ "lõi", góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. 

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 8.

Muốn phát triển KHCN từ gốc, phải nâng tầm đội ngũ theo học sau đại học, vì thế trong tháng 03/2019, VINIF mở Chương trình học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ. Mở ra chương trình này, ngoài những sự hỗ trợ tài chính chưa từng có đối với các học viên, nghiên cứu sinh, chúng tôi còn có mong muốn sâu xa hơn, đó là các bạn cần thay đổi quan niệm, tư duy làm nghiên cứu, cần phải coi nghiên cứu khoa học là một nghề nghiệp nghiêm túc, có quyền lợi được trả lương xứng đáng và nhận trách nhiệm tương thích. 

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 6.

. Lãnh đạo VinIF cùng các VinIF Alumni trong Lễ công bố học bổng thạc sĩ, tiến sĩ

NVCC

Năm 2020, đứng trước nhu cầu phát triển cấp thiết của ngành khoa học dữ liệu (KHDL) - nền tảng cho các lĩnh vực máy học và trí tuệ nhân tạo, VINIF mở chương trình hỗ trợ cho việc đào tạo sau đại học trong lĩnh vực này bằng việc thúc đẩy Chương trình tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ KHDL với kinh phí trên 20 tỉ đồng. 

"Chảy máu chất xám" là một vấn nạn mang tính quốc tế và Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Rất nhiều bạn trẻ làm tiến sĩ ở nước ngoài nhưng không về Việt Nam làm việc vì không có điều kiện đủ tốt, hoặc ngay cả khi trở về, họ thường phải chuyển ngành làm những nghề khác để kiếm sống vì rất khó tồn tại với đồng lương nghiên cứu.  

Năm 2021, VINIF triển khai Chương trình học bổng sau Tiến sĩ với mức tài trợ 360 triệu đồng/năm. Đến nay, chúng tôi đã tiếp nhận hơn 600 hồ sơ, trong đó trên 70% là các nhà khoa học trẻ tốt nghiệp tiến sĩ tại nước ngoài. Số lượng học bổng tăng mạnh qua các năm, với tổng kinh phí cho đến nay lên tới gần 65 tỉ đồng.

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 10.

Bên cạnh các chương trình tài trợ khoa học công nghệ và đào tạo, VINIF cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của Việt Nam. Năm 2021, Chương trình lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử đã ra đời. Ngoài ra, VINIF cũng liên tục tài trợ, tổ chức và triển khai hơn 130 hội thảo KHCN tầm quốc tế, các bài giảng đại chúng có sức ảnh hưởng sâu rộng từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới.  

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 8.

GS. Leslie Valiant, giải A.M. Turing, trong tọa đàm với lãnh đạo VinIF và các chuyên gia

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VinIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 9.

Giáo sư từng nhấn mạnh một thông lệ quốc tế: Cần phải coi những người làm Tiến sĩ, thạc sĩ là một nghề được trả lương. VinIF đã hiện thực hóa điều này ra sao và điều đó đã tác động thế nào đến nhận thức xã hội?

Chương trình học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ của VINIF trả "mức lương" 120 triệu và 150 triệu/năm cho các học viên và nghiên cứu sinh để các bạn có thể dành toàn bộ thời gian vào học tập và nghiên cứu, đạt được những thành quả nghiên cứu thực sự chất lượng, tiệm cận trình độ quốc tế. Các ứng viên nhận học bổng dần dần sẽ hướng đến việc coi nghiên cứu khoa học để làm bằng tiến sĩ là một nghề nghiệp nghiêm túc, là bước bắt đầu cho một sự nghiệp khoa học, chứ không là việc đạt được một tín chỉ. 

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 13.

Hội đồng khoa học của VINIF trong Hội thảo nâng cao chất lượng công bố khoa học.

Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo được cho là hai hướng phát triển mũi nhọn của Big Data, cũng là lần đầu tiên trở thành hai ngành mới trong danh mục đào tạo chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhờ tác động tích cực từ hoạt động phối hợp đào tạo của VINIF. Mối tương tác này hứa hẹn sẽ đưa tới những thay đổi tích cực nào cho bức tranh phát triển công nghệ lõi này ở Việt Nam? 

Không nghi ngờ gì, trong vòng 10 năm gần đây, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là những ngành phát triển nhanh nhất và được sự quan tâm nhiều nhất từ truyền thông và các nhà đầu tư. Những sản phẩm như ChatGPT không những thu hút sự quan tâm của cả thế giới, mà còn hứa hẹn những tiềm năng ứng dụng mà cách đây 5-10 năm chúng ta có thể còn chưa nghĩ tới. 

Nhưng ở Việt Nam trước đây chưa có các ngành đào tạo chính thức cho hai lĩnh vực này. Cách đây 3 năm, chúng tôi quyết định cùng 6 đơn vị đào tạo hàng đầu Việt Nam mở ra một khoá đào tạo sau đại học cho các lĩnh vực này. Trước đó, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo chưa có mã ngành trong danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà chỉ là chuyên ngành thuộc các ngành khác. 

Thế giới phẳng vừa là cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam vươn ra thế giới nhưng một mặt ít nhiều cũng dẫn tới những thách thức về sự liêm chính khoa học. Vậy cách nào để VinIF đưa ra được "cán cân" an toàn và chính xác nhất của mình trước những "vàng thau" này?

Công bằng và thực chất là hai trong các giá trị cốt lõi mà VINIF cam kết trong quá trình xét chọn, đánh giá, nghiệm thu các dự án. Chúng tôi tập hợp được một đội ngũ phản biện đông đảo với hơn 300 nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể bảo đảm tính khách quan, minh bạch, chuẩn mực khoa học cao và không chạy theo số lượng.

Mỗi hồ sơ đăng ký Chương trình tài trợ Dự án KHCN đều cần đưa ra danh sách các tạp chí sẽ công bố kết quả nghiên cứu. Danh sách này được Hội đồng khoa học của VINIF thẩm định kỹ lưỡng, đảm bảo đây đều là các tạp chí uy tín. VINIF cũng là Quỹ tiên phong trong việc công khai không chấp nhận kết quả công bố trên các tạp chí "săn mồi" (các tạp chí có chất lượng thấp, chỉ chú trọng thu tiền của người viết để đăng bài). Chúng tôi hy vọng điều đó tạo được một nguồn cảm hứng từ giới học thuật về sự công tâm và liêm chính trong hỗ trợ nghiên cứu.

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 14.

5 năm thử sức mình ở vai trò quản lý một viện nghiên cứu lớn trực thuộc một tập đoàn kinh tế hàng đầu, với ông, liệu đây có đồng thời là một cuốn "Giáo sư phiêu lưu ký" - như chính tên cuốn sách của ông? Điểm giao thoa giúp GS cân bằng với sự nghiệp riêng là gì?

Vâng, đây cũng là một cuộc phiêu lưu rất lớn trong đời tôi. Viện Bigdata lúc đầu có 2 thành phần, quỹ VINIF và các bộ phận nghiên cứu của Viện, với định hướng chính về khoa học dữ liệu là ứng dụng. Sau một thời gian, dựa trên thành quả nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra được sản phẩm mới có khả năng thương mại hoá. Từ năm 2021, chúng tôi đã mở 2 công ty khởi nghiệp (start-up) là VinBigdata (chuyên về sản phẩm trí tuệ nhân tạo) và Genestory (chuyên về xét nghiêm gen) dựa trên các sản phẩm này. Tức là hiện nay có 3 hướng hoạt động chính tương đối độc lập với nhau (thiện nguyện, nghiên cứu cơ bản, và làm sản phẩm/kinh doanh). Khối lượng công việc rất nhiều và đòi hỏi các kiến thức rất khác biệt so với gì tôi đã có từ môi trường hàn lâm. 

Giáo sư Vũ Hà Văn: “VINIF tạo ra một nguồn cảm hứng” - Ảnh 15.

Kể ra cũng đã 50 tuổi mà bắt đầu làm những việc hoàn toàn mới như thế cũng là một sự dấn thân rồi. Nếu nói là để cân bằng được với sự nghiệp riêng của tôi (tức các hoạt động nghiên cứu toán học thuần tuý) thì rất khó, vì thời gian và năng lượng cũng chỉ có hạn. Nên giành thời gian làm việc này thì phải hy sinh một phần việc kia thôi. Nhưng nếu việc đó mang lại được kết quả tốt cho cả cộng đồng, thì nó cũng rất xứng đáng. 

Đấy cũng là khoảng thời gian GS dành thời gian làm việc tại Việt Nam nhiều hơn và gắn bó trực tiếp hơn với công việc điều hành Big Data và VINIF. Những trải nghiệm thực tế nào đã khiến GS nhìn thấy một VN gần hơn, thật hơn, sống động hơn... so với những năm trước đó làm việc 100% ở nước ngoài?

Đây đúng là khoảng thời gian đưa lại những trải nghiệm rất sâu sắc. Một phần tôi được sống gần bố mẹ nhiều hơn, trước đây lâu lâu mới về thăm một lần. Một phần nữa, tôi được nhìn thấy Việt Nam với con mắt của một người thực sự ở trong nó, hơn là với con mắt của một người ở xa quê hương chỉ thỉnh thoảng về thăm. 

Việc sống thật, làm việc thật ở Việt Nam làm cho tôi nhìn nhận một số vấn đề ở Việt Nam mà từ trước đến nay chỉ tiếp xúc qua truyền thông, một cách khác đi, khách quan hơn. Chỉ trích thì rất dễ, và chỉ nhìn qua bề nổi thì có rất nhiều thứ thấy vô lý, nhưng nếu có nhiều va chạm hơn, nhìn sự việc nhiều chiều hơn thì dễ cảm thông hơn. 

Dưới góc nhìn toán học, con số 5 có gì đặc biệt với GS? 5 năm với ông là ngắn hay dài? Đã có những trù liệu cho chặng đường phát triển của VinIF trong 5 năm tới?

5 năm với một cá nhân là một khoảng thời gian rất đáng kể, một vài lần 5 năm nữa thì tôi cũng tới tuổi về hưu về nhà trông cháu rồi. Nhưng 5 năm với việc phát triển một quỹ khoa học để có được sự lan toả và ảnh hưởng trong giới hàn lâm, thì lại là khoảng thời gian rất ngắn. Nước Mỹ được gọi là một quốc gia non trẻ, nhưng nhiều quỹ khoa học tư nhân của nó, như quỹ Sloan (Sloan foundation), cũng đã hoạt động cả gần trăm năm rồi.  

Chúng tôi hy vọng VINIF ngày càng tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực trong xã hội, nhất là trong đời sống khoa học và tác phong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, việc mà bước đầu quỹ đã làm tốt. Để tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, vai trò của chính các nhà khoa học cũng rất quan trọng. Việc tạo nên một nhận thức đúng đắn vai trò của khoa học và của việc nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học và cũng một phần là trách nhiệm xã hội của họ. Quỹ VINIF sẽ luôn đồng hành cùng cộng đồng khoa học Việt Nam trên con đường này. 

Xin cảm ơn Giáo sư!

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap